Chậm trễ cấp sổ hồng cho người nước ngoài
Xem nhanh 12h ngày 10.1.2025 có những nội dung chính sau: Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10 - 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt từ 13 năm - 15 năm 6 tháng tù.Ông Nhưỡng bị cáo buộc lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội, giúp đỡ Phạm Minh Cường (Cường "quắt") "bảo kê" khai thác cát và tác động thay đổi phiên tòa phúc thẩm theo hướng có lợi và giúp các doanh nghiệp có dự án. Đổi lại, ông Nhưỡng nhận lợi ích vật chất là tiền mặt và đất đai.Trình bày trước tòa, ông Nhưỡng nói, trong 43 năm làm việc đã phấn đấu, chiến đấu "không mệt mỏi" cho đất nước và quyền lợi nhân dân. Ở vụ án này, các doanh nghiệp đều trong tình trạng "bên bờ tuyệt vọng", bị cáo vì thế "cố gắng cứu vớt" họ, cũng là giúp sức cho phát triển địa phương.Ông Nhưỡng cho hay, những lập luận trên không nhằm biện hộ cho việc nhận tiền. Bị cáo thừa nhận đây là sai phạm, đã thực sự ăn năn. Hơn 1 năm trong trại tạm giam, cựu đại biểu Quốc hội đã "cải tạo bản thân rất quyết liệt, cố gắng tu sửa, đặc biệt về tâm can".Ông cũng bày tỏ rất mong được Đảng và nhân dân lượng thứ, được hưởng khoan hồng. Ông Nhưỡng xin hội đồng xét xử cân nhắc yếu tố sức khỏe suy giảm, tuổi cao để quyết định mức án nhẹ.Ngày 9.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 1 phút ghi lại cảnh người đàn ông mặc thường phục, chỉnh đèn tín hiệu tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa (quận Bình Tân, TP.HCM) làm đèn tín hiệu thay đổi đột ngột.Vụ việc làm một số phương tiện di chuyển trên đường không kịp xử lý. Đoạn clip được người dùng mạng xã hội chia sẻ, bình luận với nhiều ý kiến trái chiều.Liên quan đến đoạn video clip này, cơ quan chức năng xác định đã xảy ra từ ngày 25.6.2024. Người đứng chỉnh đèn là thanh niên xung phong của quận Bình Tân, đến chỉnh đèn tín hiệu để hỗ trợ điều tiết giao thông qua khu vực.Đoạn clip này xuất hiện trong lúc người dân đang quan tâm đến các vấn đề liên quan xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có lỗi vượt đèn đỏ. Dù vụ việc đã xảy ra từ lâu nhưng đến những ngày gần đây thì bị "đào lại", tạo dư luận xấu.Cơ quan chức năng hiện đang củng cố hồ sơ, tiếp tục xác minh, mời người đăng tải clip lên để làm rõ vụ việc.Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 11.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 3.3.2024
Trước luồng dư luận đặt câu hỏi về việc những người đã phẫu thuật thẩm mỹ, giải phẫu khuôn mặt... khi xuất nhập cảnh liệu có gặp khó khăn, đại tá Tuấn cho biết, công tác kiểm soát hộ chiếu giấy tờ từ trước đến nay, các sai sót về khuôn mặt đều được khuyến cáo từ trước và các công dân có sự thay đổi về ảnh khuôn mặt, phải thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân và hộ chiếu.Cục phó A08 khuyến cáo các công dân có giải phẫu, thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt cần làm thủ tục cấp đổi căn cước, hộ chiếu theo diện mạo mới để tránh gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Nghẹt cống gây ngập đường, ô nhiễm
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Chuyện tấn công hạt nhân xưa trong thế sự nay
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip một nhóm 6 người đang ngồi ăn uống tại nhà, trò chuyện vui vẻ. Cả nhà đang ăn uống bình thường bỗng giật mình phát hiện bếp gas mini phát nổ dù không ai động vào. Nhiều người buông đũa khi bếp bị nổ nhưng cũng không tránh khỏi việc bị bỏng. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút gần 6 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.Tài khoản Nguyễn Linh bình luận: "Có cô chú nào bị bỏng nặng không bạn, thấy chú áo xanh hình như không né kịp, mong chú không sao". Bạn Phạm Đăng viết: "Chú kia không biết có sao không nhỉ, thấy lửa nó bay thẳng vô mặt luôn kìa". Trao đổi với Thanh Niên, anh Hoàng Duy cho biết, vụ việc diễn ra vào 17 giờ 20 ngày 2.3 tại nhà anh ở H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Hôm đó chủ nhà nấu bữa cơm thân mật mời người thân, hàng xóm qua chung vui và không may xảy ra vụ việc đáng tiếc. "Lúc đang ngồi ăn bình thường mọi người có ngửi được hơi gas bị rò rỉ nên bắt đầu né. Tuy nhiên, khi bếp gas bị nổ một người mặc áo xanh ở gần cột bị bỏng toàn mặt với tay, bác gái kế bên bị bỏng ở tay và một người bị bỏng ở mặt". anh Duy cho biết. Sau vụ việc, mọi người đến bệnh viện địa phương kiểm tra mức độ bỏng và hiện được về nhà điều trị ngoại trú, tinh thần và sức khỏe ổn định. Lần đầu tiên gặp sự cố nên ai cũng bất ngờ và mong không gặp trường hợp tương tự. Anh Lê Ngọc Tuấn, nhân viên một cửa hàng điện máy ở Q.10, TP.HCM chia sẻ những lưu ý sử dụng bếp ga mini hiệu quả như cần thường xuyên kiểm tra bình gas để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào như vết nứt, gỉ sét, hoặc rò rỉ khí. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, hãy thay thế bình gas ngay lập tức để tránh nguy cơ cháy nổ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ đầu đốt của bếp ga để đảm bảo không có khí gas rò rỉ. Bạn có thể sử dụng nước xà phòng để kiểm tra bằng cách thoa một ít nước xà phòng quanh các kết nối và đầu đốt. Nếu thấy xuất hiện bọt khí, đó là dấu hiệu có khí gas rò rỉ và nên thay đầu đốt của bếp "Lắp đặt bình gas đúng vị trí bằng cách rãnh của bình gas đã được lắp đúng vị trí để khớp chính xác với bếp. Điều này giúp ngăn ngừa rò rỉ khí và đảm bảo lửa đốt đều hiệu quả.Khi sử dụng xoong nồi quá to so với bếp, lửa có thể tỏa ra rộng hơn và gần với bình gas. Điều này có thể làm bình gas bị nóng quá mức và tăng nguy cơ nổ. Hãy chọn các loại nồi phù hợp với kích thước và công suất của bếp để đảm bảo an toàn", anh Tuấn chia sẻ.